Người sửa giao diện
Trang này là một bản dịch của một quy định toàn cục sang ngôn ngữ Tiếng Việt. Lưu ý rằng, trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt về ý nghĩa hoặc cách hiểu giữa bản gốc tiếng Anh của trang tài liệu này và một bản dịch nào đó, bản gốc tiếng Anh sẽ là phiên bản được ưu tiên. Trang này đã được cộng đồng xây dựng và chấp thuận, việc tuân thủ nó là bắt buộc đối với tất cả các dự án. Trang này không được phép sửa đổi mà không thông qua sự đồng thuận của cộng đồng. |
Vì lý do pháp lý và bảo mật, Quỹ Wikimedia đã quyết định rằng các thành viên thuộc nhóm này phải kích hoạt xác thực hai yếu tố. |
Kỹ thuật viên giao diện toàn cục là những thành viên được tin cậy để trao khả năng sửa đổi tất cả các trang thuộc không gian MediaWiki trên mọi wiki. Họ bảo quản các bản mẫu và mã nguồn JavaScript *.js
và Tập tin định kiểu theo tầng (CSS) *.css
của trang web. Quyền sửa đổi này được thiết lập trong mỗi wiki công khai của Wikimedia có thể cùng truy cập qua Đăng nhập trung ương (CentralAuth) và Hợp nhất tài khoản (SUL), và chỉ được sử dụng cho mục đích bảo quản không gây tranh cãi, hoặc theo yêu cầu của các cộng đồng địa phương. Vì người dùng trong nhóm này có thể làm hỏng nghiêm trọng các wiki của Wikimedia nếu sử dụng không đúng cách, quyền người sửa giao diện chỉ được trao cho những thành viên có thâm niên trong việc bảo quản mã lập trình và mã kịch bản.
Phạm vi
Nhóm toàn cục này, gọi là "Global interface editors" (global-interface-editor
, hay có tên là bảo quản viên giao diện toàn cục), được thiết lập trong mỗi wiki của Wikimedia có thể cùng truy cập qua Đăng nhập trung ương (CentralAuth) và Hợp nhất tài khoản (SUL) (bao gồm các wiki bị khóa (đóng) và ngoại trừ các wiki riêng tư và fishbowl). Các dự án địa phương không thể loại trừ nhóm toàn cục này. Tuy nhiên, kỹ thuật viên giao diện toàn cục không được phép thực hiện bất kỳ sửa đổi gây tranh cãi nào trong giao diện ở các dự án mà họ hiện không nằm trong một nhóm người dùng địa phương đã được cấp quyền người dùng này.
Người sửa giao diện cần tránh những thay đổi thường xuyên lên giao diện của các wiki lớn mà không qua thảo luận. Họ cũng nên tránh can thiệp vào những dự án có cộng đồng vững mạnh và đã đề ra những quy trình bảo quản mã kịch bản. Nhân viên của Wikimedia Foundation sửa giao diện như một phần trong nhiệm vụ chính thức được miễn quy tắc này, bởi vì Wikimedia Foundation có chính sách nội bộ của tổ chức liên quan đến nhân viên và quyền người dùng.
Cấp quyền
Yêu cầu cấp quyền này nên được đệ trình tại Yêu cầu với tiếp viên/Cấp quyền toàn cục, và quá trình thảo luận phải kéo dài ít nhất năm ngày trở lên; nếu đã có sự đồng thuận và các tiêu chí trong phạm vi được đáp ứng, một tiếp viên sẽ cấp quyền này cho thành viên. Nhu cầu đối với quyền này phải được nêu ra rõ ràng. Những thông tin chứng minh cũng cần được cung cấp, chẳng hạn như kinh nghiệm trong việc phát triển MediaWiki hoặc kinh nghiệm khác với mã lập trình các wiki của Wikimedia.
Tương tự, quyền này có thể được cấp cho các nhân viên của Wikimedia Foundation theo yêu cầu của Wikimedia Foundation.
Mặc định, quyền này chỉ được dùng trong một thời gian có hạn, tối đa lên đến một năm. Yêu cầu gia hạn có thể thực hiện bằng cách gửi đệ trình mới tại Yêu cầu với tiếp viên/Cấp quyền toàn cục. Điều này không áp dụng với các nhân viên chính thức của Wikimedia Foundation.
Gỡ quyền
Tiếp tục khả năng truy cập vào giao diện phụ thuộc vào hoạt động và sự tin tưởng của cộng đồng.
- Sử dụng sai hoặc lạm dụng: Nếu quyền này được dùng cho bất kỳ hành vi nào gây tranh cãi, chẳng hạn như liên tục bổ sung hoặc bỏ bớt nhiều phần trong giao diện của dự án, hoặc liên tục gây ra các lỗi làm gián đoạn hoạt động của dự án, quyền truy cập sẽ được một tiếp viên thu hồi. Có thể gửi yêu cầu này đến bất kỳ tiếp viên nào tại Yêu cầu với tiếp viên/Cấp quyền#Gỡ quyền truy cập hoặc, trong tình huống khẩn cấp, kênh IRC #wikimedia-stewardskết nối.
- Không hoạt động: Nếu một người sửa giao diện không thực hiện bất kỳ sửa đổi toàn cục nào lên giao diện trong thời gian sáu tháng, quyền của họ sẽ được một tiếp viên thu hồi.
Tài khoản nhân viên của Wikimedia Foundation được miễn quy định này bởi vì quyền của họ phụ thuộc vào mục đích của WMF, nhưng quyền này có thể được gỡ bỏ theo yêu cầu của Wikimedia Foundation nếu nó không còn cần thiết nữa.
Yêu cầu xem xét tác vụ của một người sửa giao diện có thể gửi cho một tiếp viên bất kỳ, hoặc thông qua Đề nghị cho ý kiến.
Liên lạc
Các yêu cầu hỗ trợ về mặt kỹ thuật có thể được yêu cầu tại Yêu cầu Tiếp viên/Hỗn hợp. Các câu hỏi liên quan đến kỹ thuật có thể được đặt tại Tech Forum.
Nếu phát sinh mâu thuẫn với các cộng đồng địa phương, phải thực hiện mọi nỗ lực một cách hòa nhã để giải quyết (các) vấn đề. Nếu có nghi vấn, người sửa giao diện cần thông báo trước về những sửa đổi của họ cho cộng đồng địa phương thông qua một trang thông tin cộng đồng, trong đó giải thích những ảnh hưởng của việc sửa đổi đó. Nếu mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết, có thể mở ra một cuộc đề nghị cho ý kiến, hoặc gửi yêu cầu xem xét cho một tiếp viên bất kỳ.
Người sửa giao diện cũng nên tạo một trang thành viên toàn cục để giải thích rằng họ đang giữ quyền toàn cục này và chức năng của nó (tức là để một liên kết đến trang chính sách này).
Các quyền
Đây là các quyền được gán cho những kỹ thuật viên giao diện toàn cục:
- Not be affected by IP-based rate limits
(autoconfirmed)
- Edit pages
(edit)
- Edit pages protected as "Allow only autopatrollers"
(editautopatrolprotected)
- Edit the content model of a page
(editcontentmodel)
- Edit pages protected as "Allow only editors"
(editeditorprotected)
- Edit pages protected as "Allow only autopatrollers"
(editextendedsemiprotected)
- Edit the user interface
(editinterface)
- Edit pages protected as "Allow only administrators"
(editprotected)
- Edit pages protected as "Allow only autoconfirmed users"
(editsemiprotected)
- Edit sitewide CSS
(editsitecss)
- Edit sitewide JavaScript
(editsitejs)
- Edit sitewide JSON
(editsitejson)
- Edit other users' CSS files
(editusercss)
- Edit other users' JavaScript files
(edituserjs)
- Edit other users' JSON files
(edituserjson)
- Edit restricted pages
(extendedconfirmed)
- Enable two-factor authentication
(oathauth-enable)
- Change protection settings and edit cascade-protected pages
(protect)
- Not create redirects from source pages when moving pages
(suppressredirect)
- Override the disallowed titles or usernames list
(tboverride)
- Edit protected templates
(templateeditor)
Xem thêm
- Kỹ thuật viên giao diện toàn cục: Quyền toàn cục · nhóm toàn cục (toolforge) · danh sách thành viên · nhật trình thay đổi nhóm toàn cục
- nhóm toàn cục