Licensing update/Result/vi

Wikimedia Foundation (WMF) đã đề xuất thay đổi các điều khoản cấp phép bản quyền của tất cả các wiki do WMF điều hành — trong đó có Wikipedia — theo đó bổ sung giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike (CC-BY-SA)[1] kèm với Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) hiện tại. Việc này sẽ tác động đến tất cả các văn bản và tập tin phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video, v.v.) hiện đang được cấp phép theo "GFDL 1.2 trở về sau". Sự thay đổi này nhằm thúc đẩy sứ mệnh của WMF bằng cách tăng cường tính tương thích và khả năng tiếp cận nội dung tự do. Chi tiết và động lực chi tiết cho sự thay đổi này được giải thích tại đề xuất cập nhật giấy phépcác câu hỏi đáp thường gặp.

Để thăm dò sự ủng hộ của cộng đồng về sự thay đổi này, một cuộc bỏ phiếu trên phạm vi toàn Wikimedia đã được tổ chức từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 4 tháng 3 năm 2009. Cuộc bỏ phiếu do những tình nguyện viên trong thành phần ủy ban cập nhật giấy phép quản lý và được thực hiện trên máy chủ do tổ chức độc lập phi lợi nhuận SPI điều khiển.

Kết quả thăm dò Cập nhật giấy phép
"Vâng, tôi đồng ý với thay đổi này" 13242 75,8%
"Không, tôi phản đối thay đổi này" 1829 10,5%
"Tôi không có ý kiến gì về thay đổi này" 2391 13,7%
Tổng số phiếu 17462

Nếu không tính đến phiếu "không có ý kiến", phần trăm số phiếu Có/Không là 87,9%/12,1% (15071 phiếu).

Các bước tiếp theo

edit

Theo thỏa thuận trước, ủy ban cập nhật giấy phép đã chia sẻ kết quả này với Hội đồng Quản trị WMF vài ngày trước khi công bố công khai. Hội đồng chịu trách nhiệm đưa ra chứng thực cuối cùng trước khi thực hiện bất cứ thay đổi giấy phép nào tại Wikimedia.

Michael Snow, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation, đã bình luận như sau:

Các tình nguyện viên đang hoạt động tại các dự án Wikimedia đã ủng hộ mạnh mẽ việc cấp phép các đóng góp của họ theo Giấy phép Creative Commons Attribution/Share-Alike (CC-BY-SA) kèm với Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL). Sự cập nhật các điều khoản cấp phép của chúng ta sẽ hỗ trợ cho sứ mệnh tốt đẹp của Wikimedia, với việc khiến cho các dự án của chúng ta trở nên tương thích hợp pháp với các dự án khác đã chọn giấy phép CC-BY-SA. Thông tin tự do và những nội dung mang tính giáo dục của chúng ta có thể được sẵn sàng chia sẻ hơn và dễ dùng đối với mọi người hơn.

Toàn bộ Hội đồng Quản trị đã thông qua nghị quyết sau vào ngày 21 tháng 5 năm 2009:

Nghị quyết về việc:

Xét rằng cộng đồng Wikimania, qua một cuộc bỏ phiếu rộng rãi cho các dự án, đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ việc thay đổi các điều khoản cấp phép các trang Wikimedia, và xét rằng Hội đồng Quản trị trước đây đã thông qua một nghị quyết về cập nhật giấy phép yêu cầu cho phép thực hiện sự thay đổi như vậy, Hội đồng từ đây tuyên bố sẽ theo đuổi việc hiện thực các thay đổi này. Theo đó, Wikimedia Foundation thực hiện quyền lựa chọn trong Phiên bản 1.3 của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU để tái cấp phép các trang Wikimedia với vai trò Cộng tác Đa tác giả với quy mô lớn theo giấy phép Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2009. Hội đồng Quản trị từ đây sẽ yêu cầu Giám đốc Điều hành tiến hành cập nhật điều khoản cấp phép tại toàn bộ Wikimedia và hiện thực các điều khoản sử dụng một cách nhất quán với đề nghị tại Licensing update/vi.

Trong trường hợp toàn bộ Hội đồng đều thông qua, các sự kiện sau dự kiến sẽ diễn ra:

Ngày Sự kiện
Đầu tháng 6 Các bản điều khoản sử dụng đề xuất cuối cùng được đăng lên để lấy ý kiến. Các thủ tục đề xuất để xử lý những nội dung từ bên ngoài sẽ được công bố. Một chiến lược cập nhật các tiêu bản tại các tập tin phương tiện bị tác động cũng sẽ được thông báo.
15 tháng 6 trở về sau Sau những lần chỉnh sửa cuối cùng, lời tuyên bố và điều khoản sử dụng trên toàn bộ trang sẽ được cập nhật tại tất cả các wiki sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Hướng dẫn biên dịch sẽ được cung cấp và việc biên dịch bắt đầu tại tất cả các wiki không phải tiếng Anh. Các tập tin phương tiện bị tác động sẽ được tiến hành như đã nói ở trên.

Chi tiết về cuộc bỏ phiếu

edit

Cuộc thăm dò cập nhật giấy phép được tiến hành trong vòng 3 tuần (từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2009) với 32 ngôn ngữ, và được thông báo thông qua một thông báo trên toàn trang mà tất cả các biên tập viên đã đăng nhập đều thấy được. Cuộc thăm dò cho phép tất cả các cá nhân đã đăng ký tài khoản tại một dự án của WMF có ít nhất là 25 sửa đổi trước ngày 15 tháng 3 năm 2009, và những ai không bị cấm tại tài khoản đó hay không có cờ bot, đều được quyền bỏ phiếu. Các cá nhân không đủ tiêu chuẩn trên sẽ được tự động bị loại khi bỏ phiếu.

Chứng nhận

edit
 
Lịch sử bỏ phiếu trong 3 tuần.

Tổng cống đã có 18.692 phiếu được gửi. Sau khi kiểm tra lại, ủy ban cập nhật giấy phép đã chứng thực 17462 phiếu hợp lệ. Gần như tất cả các phiếu bị từ chối là do các cá nhân cố gắng bỏ phiếu nhiều lần. Trong trường hợp một cá nhân bỏ phiếu nhiều lần, phiếu mới nhất của họ sẽ được xem là hợp lệ và các phiếu bỏ trước đó sẽ bị loại. Trong này có 930 trường hợp một tài khoản tại một wiki nhất định được dùng để bỏ nhiều phiếu. 256 phiếu khác không được tính do các cá nhân này bỏ phiếu nhiều lần với cùng tên tài khoản từ các wiki khác nhau (được xác nhận là các tài khoản liên kết của cùng một lần đăng nhập hoặc có bằng chứng về kỹ thuật). 44 phiếu bị loại cuối cùng là vì các lý do khác, trong đó có tài khoản con rối.

Mọi việc kiểm lại phiếu đều được thực hiện dựa trên định danh tài khoản của cử tri và các bằng chứng kỹ thuật. Nội dung phiếu bầu được mã hóa và không được công báo cho đến khi việc chứng thực phiếu hợp lệ hoàn tất. Các phiếu bị loại chưa bao giờ được mở ra xem.

Phân bố cử tri

edit

193 dự án Wikimedia có ít nhất một phiếu bầu.

Số phiếu Phần trăm Nhóm
16785 96,1% 102 dự án Wikipedia
397 2,3% 8 dự án "Đặc biệt" (gồm Commons, Meta, Wikispecies, v.v.)
78 0,4% 22 dự án Wiktionary
72 0,4% 18 dự án Wikibooks
60 0,3% 17 dự án Wikisource
30 0,2% 11 dự án Wikinews
24 0,1% 7 dự án Wikiversity
15 0,1% 8 dự án Wikiquote
Tốp 20 dự án bỏ phiếu nhiều nhất
Số phiếu Phần trăm Dự án
7528 43,1% Wikipedia tiếng Anh
3104 17,8% Wikipedia tiếng Đức
955 5,5% Wikipedia tiếng Pháp
778 4,5% Wikipedia tiếng Nga
738 4,2% Wikipedia tiếng Tây Ban Nha
507 2,9% Wikipedia tiếng Ba Lan
454 2,6% Wikipedia tiếng Ý
315 1,8% Wikipedia tiếng Trung
274 1,6% Commons
274 1,6% Wikipedia tiếng Nhật
235 1,3% Wikipedia tiếng Hà Lan
210 1,2% Wikipedia tiếng Bồ Đào Nha
158 0,9% Wikipedia tiếng Thụy Điển
125 0,7% Wikipedia tiếng Hê-brơ
125 0,7% Wikipedia tiếng Hungary
117 0,7% Wikipedia tiếng Phần Lan
111 0,6% Wikipedia tiếng Séc
105 0,6% Wikipedia tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
98 0,6% Meta
78 0,6% Wikipedia tiếng Đan Mạch

Chú thích

edit