Fundraising 2011/FAQ/vi
Pages for translation: [edit status] | |||||||||
Interface messages high priority Translated on Translatewiki. Get started. |
Published | ||||||||
Banners and LPs (source) high priority |
Published | ||||||||
Banners 2 (source) high priority |
Published | ||||||||
Jimmy Letter 002 (source) high priority |
Published | ||||||||
Jimmy Letter 003 (source) variation of Jimmy Letter 002 |
Published | ||||||||
Jimmy Letter 004 (source) variation of Jimmy Letter 002 |
Published | ||||||||
Jimmy Mail (source) variation of Jimmy Letter 002 |
Ready | ||||||||
Brandon Letter (source) | Published | ||||||||
Alan Letter (source) | Published | ||||||||
Kaldari Letter (source) | Published | ||||||||
Karthik Letter (source) | Published | ||||||||
Thank You Mail (source) | Published | ||||||||
Thank You Page (source) | Published | ||||||||
Problems donating (source) | Published | ||||||||
Recurring giving (source) | Ready | ||||||||
Sue Thank You (source) | Ready | ||||||||
FAQ (source) low priority |
Published | ||||||||
Various requests: Mail to past donors · Jimmy quote | |||||||||
Outdated requests:
|
Translation instructions |
---|
If you have any questions or feedback regarding the translation process, please post them here. Translation FAQ |
Một cách vắn tắt, Wikipedia là gì? Và Wikimedia là gì?
editWikipedia (www.wikipedia.org) là cuốn từ điển bách khoa toàn thư lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới. Đây là một cuốn từ điển trực tuyến, được tự do sử dụng cho bất kỳ mục đích nào, và không hề có quảng cáo. Wikipedia có hơn 47 triệu trang tra cứu do các tình nguyện viên viết nên trong hơn 298 ngôn ngữ, và thu hút được hơn 430 triệu lượt xem mỗi tháng, biến đây trở thành một trong những trang mạng phổ biến nhất thế giới.
Đây là một sản phẩm mang tính cộng tác, được bổ sung và chỉnh sửa bởi hàng triệu người trong suốt 10 năm qua: bất cứ ai cũng có thể sửa đổi, vào bất kỳ lúc nào họ muốn. Nó đã trở thành một bộ sưu tập kiến thức chung lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Những người hỗ trợ nó đều có chung một tình yêu học hỏi, khát khao kiến thức, và với ý thức rằng cùng với nhau chúng ta sẽ hiểu biết nhiều hơn từng cá nhân đơn lẻ.
Wikimedia Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận điều hành Wikipedia và những dự án tri thức tự do khác. Nếu gộp tất cả các dự án này, chúng là nội dung được truy cập nhiều thứ 5 trên thế giới. Wikimedia Foundation đặt trụ sở tại San Francisco, California, Hoa Kỳ và được miễn trừ thuế theo điều khoản 501(c)(3) của Luật lợi nhuận nội bộ Hoa Kỳ với tư cách một tổ chức phi lợi nhuận. Các bạn có thể xem chi tiết thư miễn thuế và báo cáo tài chính và chi tiêu hàng năm của chúng tôi.
Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo điều kiện cho cộng đồng tình nguyện viên toàn cầu thu thập và phát triển tri thức của thế giới, và giúp lượng tri thức này luôn được tự do sử dụng, với bất kỳ mục đích nào. Chúng tôi, cùng với mạng lưới các chi hội đặt tại nhiều quốc gia, làm việc cùng nhau để hoàn thành mục tiêu này.
Nếu tôi quyên góp cho Wikimedia, số tiền đó sẽ được sử dụng như thế nào?
editTiền của bạn sẽ dùng để trả lương nhân viên và cải tiến công nghệ. Mặc dù Wikipedia và các dự án liên quan thu hút đến 430 triệu người truy cập mỗi tháng, chúng tôi chỉ tuyển vỏn vẹn 302 nhân viên; xin mời xem danh sách tại đây.
Những nhân viên của chúng tôi được chia ra ba lĩnh vực: công nghệ (điều hành website, phát triển phần mềm); cộng đồng (tiếp cận người dùng, tạo các mối quan hệ với độc giả và tổ chức các chương trình cộng đồng, gây quỹ), và phát triển toàn cầu (hỗ trợ các chi hội địa phương và phổ biến Wikimedia ra khắp thế giới). Số còn lại lo việc quản lý, tài chính và quản trị, bao gồm các công việc liên quan đến pháp lý. Số tiền hỗ trợ của bạn cũng giúp trang trải chi phí máy chủ, băng thông và lưu trữ Internet, giúp cho Wikipedia luôn luôn vận hành và phát triển.
Hơn hết, Wikimedia Foundation tồn tại là để hỗ trợ và phát triển mạng lưới rộng lớn các tình nguyện viên, là những người đang viết và sửa đổi Wikipedia cùng với các dự án liên quan khác – hơn 100.000 người trên khắp thế giới.
Tôi có thể xem thêm các thông tin về tài chính tại đâu?
editBản báo cáo thường niên của Wikimedia Foundation 2009–2010 tóm tắt năm tài chính trước (1 tháng 7 năm 2009 đến 30 tháng 6 năm 2010) với dự tính cho năm kế tiếp. Đây là bản báo cáo thường niên thứ ba của chúng tôi. Bản báo cáo thường niên của Wikimedia Foundation là bản tóm lược tình hình tài chính của tổ chức, các chương trình hoạt động, cột mốc và thành tựu.
Bản kế hoạch thường niên 2011-12 là ngân sách tài chính cho năm nay. Nó gồm bản tóm tắt các mục tiêu chiến lược của chúng tôi, chi tiết tài chính về chi tiêu và lợi nhuận, cùng với lời giải thích chi tiết và phân tích rủi ro.
Xin nhấp vào hình dưới đây để tải về "Bản báo cáo thường niên" và "Bản kế hoạch thường niên" của chúng tôi.
File:2011-12 Wikimedia Foundation Plan FINAL FOR WEBSITE .pdf | |
Tải về Bản báo cáo thường niên 2009-2010: |
Tải về Bản kế hoạch thường niên 2011-12: |
Kế hoạch sắp tới sẽ là gì? Chúng ta đang đi về đâu?
editNgười sáng lập ra tổ chức, ông Jimmy Wales, đã nói: "Hãy mường tượng đến một thế giới mà tại đó mọi cá nhân đều có thể tự do chia sẻ khối kiến thức chung."
Chúng tôi đang hướng tới viễn cảnh này một cách nghiêm túc. Mỗi tháng, có hơn 430 triệu người trên toàn thế giới sử dụng Wikipedia. Nó hoàn toàn trực tuyến, truy cập được từ các thiết bị di động, trên DVD, sách và nhiều dạng khác. Chúng tôi mong mỏi tiếp cận được mọi người, và liên tục cung cấp thông tin đầy đủ hơn và chất lượng hơn.
Được sự hỗ trợ bởi một quy trình thiết lập kế hoạch chặt chẽ dựa trên ý kiến từ cộng đồng, trong năm 2010, Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation đã đưa ra "các mục tiêu lớn lao, mạo hiểm và táo bạo" cho Wikimedia. Các mục tiêu năm năm (PDF) bao gồm tăng số người sử dụng Wikimedia lên 1 tỷ người và số lượng bài viết trong Wikipedia lên 50 triệu. Chúng tôi cũng tiến hành tăng cường và đa dạng hóa thành phần tham gia, để lượng mức và cải thiện chất lượng của tất cả nội dung trên Wikimedia.
Wikimedia không phải là một tổ chức truyền thống. Đây là một phong trào toàn cầu. Sản phẩm chính được tạo nên bởi hàng ngàn tình nguyện viên trên toàn thế giới. Cộng đồng tình nguyện viên lại được sự hỗ trợ bởi một mạng lưới các tổ chức, với Wikimedia Foundation là tâm điểm, cùng với đó là các chi hội địa phương đại diện cho tổ chức ở 37 quốc gia và lãnh thổ. Chính cộng đồng tình nguyện viên đã cho phép chúng tôi, dù chỉ với một ít người, đã làm được rất nhiều điều.
Đây là một số hoạt động mà chúng tôi hiện đang tập trung tiến hành:
Vận hành tài sản web lớn thứ năm thế giới. Tại trung tâm, Wikimedia đòi hỏi sự vận hành lý tưởng để tiếp tục hiện hữu. Vào năm 2011, chúng tôi đang vận hành hàng trăm máy chủ tại ba địa điểm. Tuy lượng truy cập vẫn tiếp tục tăng, chúng tôi luôn tập trung vào mục tiêu cung cấp trải nghiệm web tốt nhất tới mọi người trên thế giới, tối đa hóa thời gian vận hành, và đảm bảo rằng tất cả thông tin ở các dự án Wikimedia được an toàn và bảo đảm.
Ảnh: Các máy chủ Wikimedia ở cơ sở lưu trữ Florida. | |
Cung cấp cho các tình nguyện viên Wikimedia những công cụ tốt nhất để làm tốt công việc của họ. Công nghệ cốt lõi làm cho Wikimedia và các dự án liên quan có thể vận hành được là wiki, được phát minh vào năm 1995. Mọi thứ đã thay đổi khá nhiều kể từ đó. Các dự án Wikimedia chạy trên một phần mềm wiki mã nguồn mở với tên gọi MediaWiki, do chúng tôi phát triển và cải tiến. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho việc đóng góp tri thức trở nên dễ dàng nhất có thể, và cung cấp cho các tình nguyện viên và người đọc những công cụ mạnh để đánh giá và cải thiện chất lượng bài viết. Trong một vài lĩnh vực, chúng tôi đã đi đầu và sáng tạo. Ở mức tối thiểu, chúng tôi cần phải theo kịp những khuynh hướng trong thế giới web luôn thay đổi mà chúng ta là một phần trong đó. Bởi vì phần mềm của chúng tôi là mã nguồn mở, mọi người đều có thể sử dụng và cải thiện nó. Ảnh: Biểu đồ quan hệ được tạo dựa trên nghiên cứu tính tiện lợi của Wikipedia. | |
Phát triển những tài liệu nhập môn cho các tình nguyện viên mới. Wikimedia được làm ra từ con người. Để phát triển cộng đồng toàn cầu của chúng ta, chúng ta cần tạo hứng thú cho mọi người về viễn cảnh được trở thành một phần của nó – và giúp họ những bước đi đầu tiên. Để đạt đến mục tiêu này, chúng tôi không những phát triển và duy trì một thư viện gồm các tài liệu cao cấp, như video và hình ảnh, mà còn xuất bản các bản hướng dẫn và nhiều tài liệu định hướng khác (cho giáo viên, thủ thư, học sinh, và những người khác). Xem kệ sách các tài liệu cao cấp. Video: Các tình nguyện viên Wikimedia trao đổi về những động lực của họ, thu tại hội thảo Wikimania 2010 (được xem tốt nhất trên Firefox). | |
Tổ chức các sự kiện vươn xa đến cộng đồng thế giới. Mỗi năm một lần, hàng trăm tình nguyện viên Wikimedia tụ hợp tại Wikimania, tổ chức tại một địa điểm khác nhau trên toàn thế giới mỗi năm. (Bạn nên đến đó! Vào mùa hè năm 2012, Wikimania sẽ được tổ chức ở Washington, D.C, Hoa Kỳ.) Và, ban tổ chức sự kiện của Wikimedia đã sắp xếp hàng tá các sự kiện phụ, các cuộc thi và hội thảo khắp thế giới. Trong đó có những hướng dẫn tuyển mộ tình nguyện viên mới; số khác cho cộng đồng không gian để nghĩ về công việc của mình, và thực hiện nó. Việc đánh giá cao giá trị của những con người đến cùng nhau bởi vì nhiệt huyết đối với nhiệm vụ của Wikimedia chính là chìa khóa thành công của chúng tôi. Ảnh: Những người tham dự cuộc thi học sinh "Giải phóng Kiến thức của Bạn" ở Indonesia lắng nghe bài thuyết trình giới thiệu (2010). | |
Hợp tác với các tổ chức văn hoá. Các phòng triển lãm, thư viện, cơ quan lưu trữ, và viện bảo tàng bảo vệ và truyền bá lịch sử, văn hoá và tri thức của thế giới. Nhiệm vụ của họ là phục vụ và thông báo cho cộng đồng, cũng như của Wikimedia. Chúng tôi đã hợp tác một cách thành công với các tổ chức văn hoá khắp thế giới – không chỉ chung sức với họ làm các bản sao điện tử hiện hữu miễn phí, mà còn cải thiện các bài viết Wikipedia và những nội dung khác liên quan đến những bộ sưu tập và lưu trữ của họ. Các chi hội Wikimedia đang thực hiện vai trò dẫn đầu trong tổ chức các hội thảo và cuộc họp hướng đến lĩnh vực văn hoá, và thực hiện các quan hệ đối tác.
Ảnh: Các tình nguyện viên Wikipedia tại một sự kiện "tham quan hậu trường" tổ chức bởi Bảo tàng Anh (2010). | |
Liên kết với lĩnh vực giáo dục. Trong thời đại của web mở rộng, tiềm năng cho các dự án của học sinh lớn hơn là chỉ những bài tập. Các giáo sư đi tiên phong đã có một thời gian dài trao việc viết Wikipedia như đề án cho sinh viên của họ. Mọi người đều có lợi: học sinh có được khán giả cho công việc của họ, giáo viên thành công thúc đẩy học sinh, và người đọc nhận được các bài viết tốt hơn. Sự phát triển của Wikimedia cũng đã vươn tới các trường học để phát triển kĩ năng truyền thông và nâng cao trách nhiệm sử dụng Wikipedia trong lớp học.
Ảnh: Sinh viên Đại học Indiana ở Hội nghị Chuyên đề Barry Rubin về Phát triển Kinh tế Thành thị đang cải thiện các bài viết Wikipedia như một phần bài tập của họ. | |
Cung cấp khả năng truy cập Wikipedia đến mọi nơi. Hàng tỉ người sắp tới đây khi duyệt web sẽ sử dụng điện thoại di động, một vài người thậm chí không động đến máy tính xách tay. Chúng tôi cần chắc chắn rằng các trang và dịch vụ của chúng tôi làm việc trên cả những điện thoại thông minh đời mới và (để mở rộng tính tương thích) những thiết bị rẻ tiền. Phiên bản di động hiện tại của chúng tôi là một sự khởi đầu và chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện nó (bao gồm vượt qua giới hạn trải nghiệm của việc chỉ đọc). Và cho những người không có hoặc có kết nối Internet không liên tục, chúng tôi đang hỗ trợ những bản sao của Wikipedia có thể được sử dụng hoàn toàn ngoại tuyến, bao gồm những dự án như WikiReader, trình đọc ngoại tuyến cho máy tính và điện thoại thông minh, và các bản in của nội dung Wikimedia. Ảnh: Phiên bản di động của Wikipedia chạy trên PlayStation Portable – và trên điện thoại thông minh của bạn. | |
Báo cáo cách thức xử lý của chúng tôi đối với thông tin và dữ liệu. Các bài phân tích, nghiên cứu, thử nghiệm và dự báo là cần thiết cho việc ra quyết định đúng đắn trong một môi trường phức tạp như Wikimedia. Báo cáo Dự án Wikimedia và Cổng Thống kê cung cấp một bản thống kê cập nhật đầy đủ, giúp chúng ta hiểu được sức ảnh hưởng của công việc của chúng tôi. Strategy Wiki là một không gian để thiết lập kế hoạch công cộng, nơi mà những phương hướng dài hạn hơn được phân tích. Những dự án nghiên cứu cung cấp cho chúng ta những phân tích và thử nghiệm tỉ mỉ, được hỗ trợ bởi Ủy ban Nghiên cứu do các tình nguyện viên điều hành. Chúng tôi là những người say mê dữ liệu – còn điều gì bạn mong đợi từ những người yêu thích làm việc với một bách khoa toàn thư trực tuyến? Hình minh họa: Dự đoán về tính sẵn sàng của các phiên bản ngôn ngữ hoàn chỉnh hữu ích cho nhiều cộng đồng khác nhau trên thế giới. |
Wikimedia Foundation không phải là một công ty mới sẽ biến mất trong một vài năm. Chúng tôi đang bước trên một chặng đường dài. Mọi việc chúng tôi làm đều nhằm phục vụ bạn, và phần còn lại của thế giới, với kiến thức nhân loại được truy cập tự do và nhanh chóng. Hãy tham gia cùng chúng tôi!
Những dự án nào được các bạn hỗ trợ?
editTổ chức Wikimedia Foundation hỗ trợ Wikipedia, một bách khoa toàn thư trực tuyến và là một trong năm trang web được truy cập nhiều nhất thế giới. Từ khi thành lập Wikipedia vào tháng 1 năm 2001, và với sự ra đời của Wikimedia Foundation vào tháng 6 năm 2003, công việc của chúng tôi đã tiến triển một cách đáng kinh ngạc. Phiên bản Wikipedia bằng tiếng Anh, dự án đầu tiên của chúng tôi, đã tăng hơn 6,000,000 bài viết ngay hôm nay. Tổng cộng các bài viết trong toàn bộ phiên bản ngôn ngữ của Wikipedia lên đến con số 47,000,000.
Bên cạnh Wikipedia, Wikimedia Foundation còn hỗ trợ:
- Wikimedia Commons, kho lưu trữ dữ liệu đa phương tiện chứa hơn 43,000,000 hình ảnh, video và băng ghi âm được sử dụng miễn phí
- Wikibooks, dự án tạo sách giáo khoa miễn phí
- Wiktionary, bộ từ điển từ vựng và từ đồng nghĩa đa ngôn ngữ
- Wikisource, kho văn thư lưu trữ có hơn 3,200,000 trang văn kiện ở 49 ngôn ngữ
- Wikinews, trang web tin tức thế giới
- Wikiversity, dự án nền tảng của học tập mang tính tương tác
- Wikiquote, dự án sưu tầm các câu trích dẫn
- Wikispecies, thư mục cuộc sống trên Trái đất
Chúng tôi điều hành và hỗ trợ sự phát triển của MediaWiki, phần mềm wiki mã nguồn mở làm nền tảng xây dựng tất cả các dự án công cộng của chúng tôi. Chúng tôi giúp tổ chức các sự kiện hướng tới cộng đồng nhằm khuyến khích mọi người đóng góp cho các dự án trên, và chúng tôi cung cấp các bản sao tải về ngoại tuyến và kho lưu trữ dữ liệu nội dung của Wikipedia.
Tổ chức Wikimedia Foundation không có bất kỳ mối liên kết nào với WikiLeaks.
Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy tại trang về các dự án của chúng tôi.
Làm sao các bạn có thể cân bằng giữa tính mở của Wikipedia và làm cho nó đáng tin cậy hơn?
editChúng tôi tin rằng mọi người tham gia càng đông đảo, Wikipedia càng tốt hơn. Cùng một lúc, chúng tôi phải duy trì các tiêu chuẩn cao đã giúp cho Wikipedia được các nhà khoa học, học giả, nhà báo và các tổ chức tôn trọng.
Wikimedia Foundation vận hành như thế nào?
editWikimedia Foundation có 302 nhân viên, đứng đầu là Giám đốc Điều hành, Sue Gardner. Các nhân viên hỗ trợ công việc của hàng trăm ngàn tình nguyện viên đang đóng góp nội dung cho các dự án của Wikimedia. Wikimedia Foundation cũng được sự hỗ trợ bởi vô số tình nguyện viên tham gia các ủy ban, như nhân viên thực tập, hay qua cơ sở các quảng cáo đặc biệt.
Hội đồng Quản trị làm rõ nhiệm vụ và viễn ảnh của Wikimedia Foundation, xem xét và giúp phát triển các kế hoạch dài hạn, hỗ trợ giám sát và các nỗ lực gây quỹ của Wikimedia Foundation. Đây là cơ quan tổ chức cấp cao nhất của Wikimedia Foundation theo quy định trong văn bản luật pháp. Xem các cuộc họp của Hội đồng và nghị quyết của Hội đồng. Hội đồng Quản trị được bầu chọn một phần bởi các cộng đồng đóng góp cho các dự án của Wikimedia. Hội đồng Quản trị được sự hỗ trợ của một Ban cố vấn, do Angela Beesley Starling làm chủ tịch.
Chúng tôi có một văn phòng nằm ở San Francisco, California (Hoa Kỳ), và hầu hết nhân viên của tổ chức làm việc tại đó. Toàn bộ thành viên của Hội đồng Quản trị và các nhân viên còn lại làm việc từ xa.
Chúng tôi đã cố gắng hoạt động thật minh bạch, và đã công bố chính sách then chốt và thông tin tài chính.
Wikimedia Foundation được tài trợ như thế nào?
editWikimedia được tài trợ chủ yếu thông qua sự quyên góp từ hàng trăm hàng ngàn cá nhân, ngoài ra chúng tôi cũng nhận được sự trợ cấp và quà tặng từ máy chủ và các nhà tài trợ (xem danh sách nhà hảo tâm).
Wikimedia Foundation nhận sự quyên góp từ hơn 50 quốc gia trên thế giới. Lượng tiền thu được trung bình là khá nhỏ, nhưng lượng người đóng góp đã đảm bảo sự thành công cho chúng tôi. Mọi người đóng góp quanh năm, và mỗi năm một lần Wikimedia Foundation thực hiện một đề nghị gây quỹ chính thức.
Chúng tôi không xem quảng cáo như một nguồn lợi nhuận.
Wikimedia Foundation được miễn trừ thuế theo điều khoản 501(c)(3) của Hoa Kỳ. Đóng góp từ các quốc gia khác cũng có thể khấu trừ thuế. Xem các khoản khấu trừ quyên góp để biết chi tiết. Nhấp vào đây để biết chi tiết cách quyên góp thông qua PayPal, MoneyBookers hoặc bằng thư bưu chính. Đối với tất cả các loại quyên góp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử (e-mail) donatewikimedia.org.
Các bạn hy vọng sẽ quyên góp được bao nhiêu tiền?
editKế hoạch 2011-12 hy vọng sẽ đạt doanh thu 29,5 triệu USD, tăng 24% so với doanh thu dự kiến là 23,8 triệu USD năm 2010-11.
Thông tin chi tiết về tình hình tài chính của chúng tôi có thể tìm thấy tại bản báo cáo tài chính. Đây là Bản kế hoạch 2011-12 (PDF) của chúng tôi, và đây là trang câu hỏi và trả lời liên quan đến nó.
Có ai khác hỗ trợ các bạn trong mục tiêu này hay không?
editPhần lớn khoản tài trợ cho chúng tôi đến từ các cá nhân – những người như bạn. Chúng tôi cũng nhận trợ cấp từ cộng đồng và các tổ chức tư nhân, cũng như những đóng góp bằng hiện vật từ các tập đoàn. Danh sách đầy đủ có thể xem trên trang Các Nhà hảo tâm.
Tôi có thể tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động gần đây của các bạn ở đâu?
editĐối với doanh thu năm 2009-10, vui lòng Tải về Bản báo cáo thường niên 2009-2010: Phiên bản PDF (5.0 MB)
Nếu bạn muốn theo kịp các sự kiện của Wikimedia thường xuyên hơn, chúng tôi đề nghị truy cập các nguồn sau đây:
- Blog của Wikimedia Foundation
- Planet Wikimedia, trong đó bao gồm blog của cộng đồng Wikimedia
- Danh sách thư Wikimedia Announcements, trong đó bao gồm thông báo từ các chi hội địa phương và các thành viên cộng đồng
Làm thế nào để quyên góp?
editĐể quyên góp, xin ghé thăm trang gây quỹ của chúng tôi. Bạn có thể quyên góp bằng bất kỳ thẻ tín dụng nào (bao gồm VISA, Mastercard, Discover hay American Express), PayPal, Moneybookers, chuyển khoản ngân hàng, hay gửi séc đến Quỹ. Chúng tôi hỗ trợ quyên góp nhiều (dù không phải tất cả) loại tiền tệ trên thế giới.
Tôi có thể gửi tiền tự động hàng tháng được không?
editĐược chứ. Wikimedia Foundation hỗ trợ quyên góp định kỳ hàng tháng - bạn có thể đăng ký bằng cách vào trang này. Quyên góp định kỳ hàng tháng được xử lý qua PayPal, nhưng cũng có thể tài trợ bằng cách sử dụng bất kỳ phương pháp thanh toán nào đã được chúng tôi phê duyệt, bao gồm thẻ tín dụng. Bạn sẽ được yêu cầu để thiết lập một tài khoản PayPal. Tiền sẽ tự động được chuyển đi định kỳ mỗi tháng một lần, vào đúng ngày mà bạn đã chuyển tiền trong tháng đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế trong 12 tháng. Trong tháng thứ mười hai, bạn sẽ nhận được một thông báo hỏi xem bạn có muốn tiếp tục việc chuyển tiền tự động này hay không. Nếu bạn không muốn, đừng làm gì cả. Tiền sẽ không tiếp tục chuyển đi trong tháng tiếp theo. Nếu bạn muốn tiếp tục quyên góp hàng tháng trong một năm nữa, hãy làm theo hướng dẫn sẽ được gửi đến sau đó.
Các bạn có thể trực tiếp rút tiền hàng tháng của tôi từ tài khoản ngân hàng của tôi được à?
editDù Wikimedia Foundation có thể không trực tiếp rút tiền hàng tháng của bạn từ tài khoản ngân hàng của bạn, bạn có thể tạo quỹ tài khoản PayPal cho bạn bằng cách đó - xem PayPal để đọc hướng dẫn luôn cập nhật.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi muốn hủy bỏ việc tự động gửi tiền hàng tháng?
editChúng tôi hiểu rằng hoàn cảnh có thể thay đổi. Nếu bạn cần hủy bỏ việc chuyển tiền tự động hàng tháng của bạn, hãy đăng nhập vào tài khoản PayPal của bạn, xác định dòng "subscription creation", nhấn "details", và sao đó nhấn "cancel subscription". Bạn sẽ không được lập hóa đơn cho những khoản thanh toán hàng tháng tiếp theo. Ngoài ra, bạn có thể hủy bỏ bằng cách liên lạc trực tiếp với Wikimedia Foundation (gửi thư điện tử đến givingwikimedia.org) với tên, địa chỉ thư điện tử và số điện thoại của bạn (để chúng tôi có thể cho bạn biết là nó đã bị hủy bỏ).
Tôi có thể gửi séc không?
editGửi séc đến:
P.O. Box 98204
Washington, DC 20090-8204
USA
- Note: donations by check are processed directly at our centralized lockbox location which is in Washington, DC.
Chúng tôi chỉ nhận séc thanh toán bằng đô la Mỹ (USD), từ các ngân hàng tại Hoa Kỳ. Séc thanh toán bằng các loại tiền tệ khác hoặc từ các ngân hàng ngoài Hoa Kỳ có thể gây tốn kém cho quá trình, và sẽ làm giảm khoản quyên góp của bạn. Nếu bạn không có tài khoản ngân hàng tại Hoa Kỳ, bạn có thể quyên góp qua thẻ tín dụng, Paypal hoặc chuyển khoản.
Tôi có thể gửi những biểu mẫu, thư từ hoặc các tài liệu khác cho Wikimedia Foundation tại đâu?
editXin gửi những tài liệu như trên về hộp thư bảo mật của chúng tôi:
P.O. Box 98204
Washington, DC 20090-8204
USA
- Note: donations by check are processed directly at our centralized lockbox location which is in Washington, DC.
Tôi có thể đóng góp cổ phần cho Wikimedia không?
editWikimedia Foundation chấp nhận quyên góp cổ phần. Bạn có thể chuyển cổ phiếu từ nhà môi giới của bạn cho chúng tôi bằng cách cung cấp cho nhà môi giới của bạn các thông tin: tên chúng tôi, số tài khoản đầu tư của chúng tôi và số thanh toán bù trừ DTCC.
- Account holder name: Wikimedia Foundation, Inc.
Financial broker: Smith Barney
Investment account number: 546-0356C-14-782
DTCC Clearing account number: #0418
Những khoản quyên góp của tôi có được trừ thuế hay không?
editXin hãy xem những nước được khấu trừ thuế để biết thêm chi tiết.
Nếu tôi quyên góp, bằng cách nào tôi nhận được hóa đơn thuế?
editNếu bạn quyên góp qua PayPal hoặc thẻ tín dụng bạn sẽ nhận được hóa đơn thuế qua thư điện tử, nếu bạn có dùng thư điện tử khi quyên góp. Các khoản quyên góp trên 50 đô la sẽ nhận được hóa đơn thuế qua thư, nếu bạn có kèm địa chỉ thư về. Bạn có thể yêu cầu nhận hóa đơn thuế khi quyên góp bằng cách gửi thư cho chúng tôi tại givingwikimedia.org (xin hãy kèm thông tin liên lạc của bạn, các bạn đã quyên góp và khoản tiền bạn đã quyên góp).
Tôi có thể yêu cầu mục đích cụ thể mà các khoản quyên góp của tôi được sử dụng vào khi quyên góp không?
editCác hoạt động từ thiện tại Hoa Kỳ, gồm việc quyên góp cho Wikimedia Foundation, phải tôn trọng các yêu cầu của người quyên góp. Điều này có nghĩa là nếu bạn nêu rõ mục đích bạn muốn khoản tiền được sử dụng vào, thì chúng tôi sẽ hoặc là tôn trọng và làm theo điều kiện đó, hoặc là hồi trả khoản tiền lại cho bạn. Nhưng trước khi bạn làm điều này, hãy cân nhắc, vì các khoản quyên góp không điều kiện sẽ hữu dụng hơn rất nhiều đối với chúng tôi. Mỗi một điều kiện hay giới hạn sẽ đều gây khó khăn cho quá trình định hướng và tăng chi phí cũng như phức tạp hóa việc lên kế hoạch.
Tại sao lại có khoản quyên góp tối thiểu?
editKhoản quyên góp tối thiểu là một đô la. Chúng tôi nhận được nhiều khoản quyên góp nhỏ từ nhiều người không có nhiều tiền, và chúng tôi vô cùng, vô cùng trân trọng những người như vậy. Nếu món quà thực sự có ý nghĩa với bạn, nó cũng có ý nghĩa đối với chúng tôi. Tuy nhiên, một số người dùng hệ thống quyên góp để thử các thẻ tín dụng đánh cắp để xem chúng có dùng được hay không. Những người này dùng những khoản tiền rất nhỏ cho việc thử của mình, nên chúng tôi đặt khoản quyên góp tối thiểu để giảm thiểu điều này.
Tôi có thể giúp truyền đi thông điệp này bằng cách nào?
editTruyền đi bằng mọi cách bạn có thể! Kể cho gia đình và bạn bè của bạn. Kể cho họ về ý nghĩa của Wikipedia đối với bạn. Hỏi xem họ có dùng nó không và nếu có, ý nghĩa của nó đối với họ. Thêm dòng này vào cuối các thư điện tử mà bạn gửi đi:
Chúng tôi đang tạo ra một bộ sưu tập kiến thức lớn nhất trong lịch sử. Giúp bảo vệ Wikipedia. Quyên góp ngay: http://donate.wikimedia.org
Quy định về quyền riêng tư của người quyên góp như thế nào?
editChúng tôi rất nghiêm túc trong việc bảo vệ sự riêng tư cho những người quyên góp. Xin xem Quy định quyền riêng tư của người quyên góp để biết đầy đủ chi tiết. Nói ngắn gọn, chúng tôi không chia sẻ hay bán địa chỉ thư điện tử của bạn cho bất kỳ ai.
Làm sao để liên lạc với Wikimedia?
editNếu bạn vẫn còn thắc mắc, đừng ngại liên lạc với chúng tôi. Với các câu hỏi về quyên góp, bạn có thể gửi thư điện tử đến donationswikimedia.org
Với các câu hỏi khác, xem trang Liên lạc với chúng tôi để biết thêm thông tin.