Translation requests/WMF/English Wikipedia anti-SOPA blackout/vi
- bg/български (published)
- bn/বাংলা (closed)
- bs/bosanski (closed)
- ca/català (published)
- cs/čeština (published)
- da/dansk (published)
- de/Deutsch (published)
- en/English (published)
- es/español (closed)
- fa/فارسی (published)
- fi/suomi (published)
- fr/français (closed)
- he/עברית (published)
- hi/हिन्दी (closed)
- hr/hrvatski (published)
- hu/magyar (published)
- id/Bahasa Indonesia (published)
- it/italiano (published)
- ja/日本語 (published)
- ka/ქართული (closed)
- kn/ಕನ್ನಡ (closed)
- ko/한국어 (published)
- ms/Bahasa Melayu (closed)
- ne/नेपाली (closed)
- nl/Nederlands (published)
- pl/polski (published)
- pt/português (published)
- ru/русский (published)
- sh/srpskohrvatski / српскохрватски (closed)
- sq/shqip (closed)
- sr/српски / srpski (closed)
- uk/українська (closed)
- vi/Tiếng Việt (published)
- zh-hans/中文(简体) (published)
- zh-hant/中文(繁體) (published)
Từ: Sue Gardner, Giám đốc Điều hành Wikimedia Foundation
Đến: Cộng đồng và Độc giả Wikipedia tiếng Anh
Ngày: 16 tháng 1, 2012
Hôm nay, cộng đồng Wikipedia đã công bố quyết định phủ đen (hay "tắt đèn") dự án Wikipedia tiếng Anh trong 24 tiếng, trên toàn cầu, bắt đầu từ 05:00 UTC vào thứ Tư, ngày 18 tháng 1 (các bạn có thể đọc tuyên bố của Wikimedia Foundation tại đây). Phủ đen là hình thức biểu tình phản đối hai dự luật đang được đề xuất tại Hoa Kỳ—Đạo luật Đình chỉ hoạt động Vi phạm Bản quyền Trực tuyến (SOPA) từ Hạ viện Mỹ, và Đạo luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (PIPA) từ Thượng viện Mỹ, nếu được thông qua, chúng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến internet tự do và mở, bao gồm Wikipedia.
Đây là lần đầu tiên Wikipedia tiếng Anh tổ chức một cuộc biểu tình công khai, và đó là quyết định không hề đơn giản. Dưới đây là lời mô tả từ ba bảo quản viên Wikipedia, những người đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thảo luận của cộng đồng. Trích những tuyên bố công khai, chữ ký của Thành viên:NuclearWarfare, Thành viên:Risker và Thành viên:Billinghurst:
- Ý kiến của cộng đồng Wikipedia tiếng Anh về hai dự luật là: nếu được thông qua, chúng sẽ tàn phá các trang web tự do và mở.
- Suốt 72 tiếng đồng hồ vừa qua, hơn 1.800 thành viên Wikipedia đã cùng với nhau thảo luận đề xuất các hoạt đồng mà cộng đồng có thể thực hiện để phản đối SOPA và PIPA. Đây là một cuộc thảo luận cộng đồng có qui mô lớn chưa từng thấy trên Wikipedia, thể hiện sự quan tâm và cảm nhận của các thành viên Wikipedia về một vấn đề pháp lý. Đại đa số người tham gia hỗ trợ hoạt động của cộng đồng, khuyến khích công khai hóa việc phản đối dự luật. Sau khi những đề xuất đã được các thành viên xem xét, chúng ta đã đi đến kết quả là “phủ đen” Wikipedia tiếng Anh, điều này giống với hoạt động phản đối của các website khác cũng bất bình trước SOPA và PIPA. Phủ đen là đề xuất nhận được nhiều sự ủng hộ nhất.
- Sau khi đã xem xét cẩn thận các cuộc thảo luận này, các bảo quản viên đã đi đến kết luận rằng hoạt động này cần được sự ủng hộ của các thành viên Wikipedia trên toàn thế giới, không chỉ tại Hoa Kỳ. Hoạt động phản đối chủ yếu là phủ đen toàn cục khi độc giả sống ở Hoa Kỳ truy cập dự án, và thay vào đó cộng đồng sống ở các nơi khác trên thế giới chỉ thấy một biểu ngữ phản đối đơn giản. Chúng tôi cũng lưu ý rằng có khoảng 55% người ủng hộ phủ đen trên toàn cầu, cũng với những quan ngại về luật pháp tương tự ở các quốc gia khác.
Khi đưa ra quyết định này, các thành viên Wikipedia sẽ bị chỉ trích vì dường như chúng ta phải từ bỏ thái độ trung lập và nghiêng về một quan điểm chính trị. Đó là sự thật, là lo ngại hợp lý. Chúng tôi muốn mọi người tin tưởng Wikipedia, đừng lo ngại rằng chúng tôi đang cố gắng tuyên truyền.
Nhưng mặc dù các bài viết trên Wikipedia mang tính trung lập, sự tồn tại của chính dự án lại không như thế. Thành viên Kat Walsh, thuộc Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation, đã gửi những dòng này cho chúng tôi:
- Chúng ta phụ thuộc vào một cơ sở hạ tầng mang tính pháp lý, điều này giúp cho chúng ta có thể hoạt động. Và chúng ta cũng phụ thuộc vào các yếu tố vật chất cho phép các máy chủ lưu trữ những cống hiến đóng góp của người dùng, cả về thông tin lẫn cách thể hiện. Gần như toàn bộ, các dự án Wikimedia đang thiết lập, tổng hợp và thu thập kiến thức trên toàn thế giới. Chúng ta viết kiến thức thành văn bản, và cho mọi người thấy việc đó có ý nghĩa như thế nào.
- Nhưng mọi kiến thức đó phải được đưa ra ở nơi nào mà bất cứ ai cũng có thể tìm thấy và sử dụng chúng. Trong trường hợp kiến thức bị kiểm duyệt và không thể tìm hay sử dụng nữa, đó là một thương tổn đối với người viết những dòng này, đối với công chúng, và đối với Wikimedia. Trường hợp bạn chỉ có thể nói nếu bạn có đủ nguồn lực để chống lại những thách thức quy phạm pháp luật, hoặc, chỉ có thể nói nếu quan điểm của bạn được một người nào đó chấp thuận trước, một hệ thống tư tưởng hẹp hòi đang thịnh hành như vậy chỉ tiếp tục là những gì dành riêng cho những người có đầy đủ điều kiện tiếp cận khi bị ràng buộc về mặt pháp lý.
Quyết định ngừng Wikipedia tiếng Anh không phải là do tôi đưa ra, đó là quyết định của những biên tập viên thông qua một quá trình ra quyết định đồng thuận. Nhưng tôi ủng hộ điều này.
Cũng như Kat và những thành viên còn lại thuộc Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation, tôi ngày càng nghĩ nhiều về tiếng nói trước công chúng của Wikipedia, và thiện chí mọi người dành cho Wikipedia, xem nó như một nguồn tài nguyên muốn được sử dụng cho lợi ích của cộng đồng. Độc giả tin tưởng Wikipedia vì họ biết rằng dù cho Wikipedia có những sai lầm, nhưng lòng nhiệt tâm của Wikipedia luôn được đặt đúng chỗ. Mục tiêu của Wikipedia không phải để kiếm tiền từ thị hiếu quần chúng hoặc làm họ tin vào một điều gì đó, hoặc bán một sản phẩm nào đó cho họ. Wikipedia không hề có dự định ẩn giấu nào cả: nó chỉ muốn trở nên hữu ích.
Đối với những trang web khác thì không hẳn đúng. Hầu hết đều có động lực thương mại: mục tiêu của chúng là tạo ra lợi nhuận. Điều này không có nghĩa là mục tiêu của các trang web đó không phải là khiến cho thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn - nhiều trong số đó vẫn như vậy! - nhưng điều này cũng có nghĩa là vị thế và động thái của chúng cần được hiểu rõ khi đặt trong bối cảnh những mối quan tâm khác nhau.
Hy vọng của tôi là khi Wikipedia ngừng hoạt động vào ngày 18 tháng 1, mọi người sẽ hiểu rằng chúng tôi làm điều này vì độc giả của mình. Chúng tôi ủng hộ quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của mọi người. Chúng tôi cho rằng tất cả mọi người nên có quyền truy cập tài liệu giáo dục trên một phạm vi đối tượng rộng lớn, ngay cả khi họ không có khả năng chi trả cho nó. Chúng tôi tin vào một hệ thống internet tự do và mở, nơi mà mọi người có thể chia sẻ thông tin mà không gặp trở ngại nào. Chúng tôi tin rằng những dự luật mới được đề xuất như SOPA và PIPA, cũng như các dự luật tương tự khác đang được thảo luận trong và bên ngoài nước Mỹ - đừng nên đề xuất vượt quá quyền lợi của công chúng. Bạn có thể đọc một danh sách những lý do rất hay để phản đối SOPA và PIPA ở đây, từ Electronic Frontier Foundation.
Tại sao việc này nên là một hành động toàn cầu hơn là chỉ riêng tại Hoa Kỳ? Và tại sao giờ đây, đã có nhà lập pháp Mỹ nào quyết định rút lui một cách khôn khéo khỏi SOPA chưa?
Thực tế là chúng tôi không nghĩ rằng SOPA đi được xa, và PIPA chỉ có hiệu lực tương đối. Hơn nữa, SOPA và PIPA đơn thuần chỉ là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn nhiều. Trên toàn thế giới, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của pháp luật nhằm mục đích chống lại nạn vi phạm bản quyền trực tuyến, và kiểm soát internet theo những cách khác nhau, làm tổn thương tự do trực tuyến. Mối quan tâm của chúng tôi rộng lớn hơn, vượt ra ngoài SOPA và PIPA: chúng chỉ là một phần của vấn đề. Chúng tôi muốn internet tiếp tục tự do và mở ở khắp mọi nơi, dành cho tất cả mọi người. Template:SOPABlogShare Vào ngày 18 tháng 1, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ đồng tình với chúng tôi, và sẽ làm những gì bạn có thể để chúng tôi nghe thấy tiếng nói của bạn.
Sue Gardner,
Giám đốc Điều hành, Wikimedia Foundation