Bộ Quy tắc Ứng xử Chung/Đánh giá hàng năm/2025/Thông tin dành cho cử tri
A vote on proposed changes to the Universal Code of Conduct (UCoC) Enforcement Guidelines and the U4C Charter is currently open until 1 May 2025 via SecurePoll. |
Cuộc bỏ phiếu dự thảo sửa đổi Hướng dẫn Triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (UCoC EG) và Hiến chương Ủy ban Điều phối (U4C) được mở từ ngày 17 tháng 4 đến 23:59:59 ngày 1 tháng 5 năm 2025 (giờ UTC) trên SecurePoll. Cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu trong cộng đồng Wikimedia có thể ủng hộ hoặc phản đối năm dự thảo sửa đổi này, cũng như giải thích lý do. Hướng dẫn bỏ phiếu cũng như thông tin về cử tri đủ điều kiện sẽ được trình bày dưới đây.
Xem Câu hỏi thường gặp khi bỏ phiếu để biết thêm thông tin về cách bỏ phiếu.
Quy trình bỏ phiếu
Nếu bạn đủ điều kiện bỏ phiếu:
- Hãy đọc những dự thảo này. Có tổng cộng năm dự thảo để bỏ phiếu.
- Đưa ra quyết định xem bạn ủng hộ hay phản đối những sửa đổi của từng dự thảo. Bạn cũng có thể để ý kiến của bạn về những sửa đổi đó trên lá phiếu.
- Tìm hiểu cách bỏ phiếu bằng SecurePoll.
- Truy cập trang Bỏ phiếu SecurePoll và làm theo hướng dẫn.
- Hãy thông báo các thành viên khác trong cộng đồng cùng đi bỏ phiếu!
Bỏ phiếu về việc gì?
Ba văn bản của Bộ Quy tắc Ứng xử Chung được đánh giá và xem xét sửa đổi hàng năm. Theo Hiến chương, Ủy ban điều phối "phải giám sát sát sao điều tra được Tổ chức thực hiện về nhận thức an toàn, xu hướng các báo cáo, ý kiến từ những định chế tự quản của cộng đồng để tìm ra những thách thức trong việc tự quản cộng đồng hiệu quả nhằm triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử Chung. Khuyết điểm tìm thấy phải được công bố lên bảng tin của Ủy ban Điều phối, giải quyết nếu cần, hoặc đưa lên xem xét Bộ Quy tắc Ứng xử Chung & Hướng dẫn Triển khai hàng năm." Hướng dẫn Triển khai (EG) cũng yêu cầu "Dựa theo yêu cầu của hội Hội Ủy viên (Board of Trustees), một năm sau ngày phê chuẩn Hướng dẫn Triển khai, Tổ chức Wikimedia sẽ tổ chức một buổi lấy ý kiến cộng đồng và xem xét Hướng dẫn Triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử Chung & Bộ Quy tắc Ứng xử Chung." Sửa đổi Bộ Quy tắc Ứng xử Chung cần phải được phê chuẩn bởi Hội Ủy viên.
Tại sao bạn nên bỏ phiếu?
Việc Ủy ban Điều phối Bộ Quy tắc Ứng xử Chung ("U4C") tuân theo các định chế tự quản cộng đồng và phản ánh những giá trị của cộng đồng là vô cùng quan trọng. Do vậy, phải đảm bảo UCoC tiếp tục phản ánh những giá trị cộng đồng và bảo đảm U4C ở vị trí thích hợp nhất để bảo vệ cộng đồng.
Cách thức bỏ phiếu
Hãy đọc phần này trước khi truy cập vào SecurePoll để biết thêm thông tin giúp cho bạn bỏ phiếu dễ dàng hơn
Lá phiếu sẽ hiển thị mỗi khoản trong năm dự thảo sửa đổi, và mỗi điều sẽ có hai lựa chọn: "Oppose" (Phản đối) và "Support" (Ủng hộ)
- Bạn có thể để lại ý kiến trong hộp "Comment" (Bình luận) nếu bạn có bất kỳ khúc mắc nào với những thay đổi đó.
- SecurePoll sau đó sẽ thông báo cho bạn rằng lá phiếu của bạn đã được nhận.
- Bạn có thể bỏ phiếu lại. Lá phiếu mới này sẽ ghi đè lá phiếu cũ và thay đổi lựa chọn của bạn. Bạn có thể bỏ phiếu không giới hạn số lần.
Kết quả bỏ phiếu sẽ được xác định như thế nào?
Cần trên 60% số cử tri tham gia ủng hộ để thông qua một dự thảo sửa đổi.
Người ngoài Tổ chức Wikipedia có thể tham gia giám sát cuộc bỏ phiếu để đánh giá tính hợp lệ không?
Kết quả của cuộc bỏ phiếu sẽ được các thành viên Wikimedia có kinh nghiệm nhưng không phải nhân viên tiến hành giám sát nhằm tìm ra những bất thường trong quá trình bỏ phiếu và xác minh. Những người là kiểm phiếu viên sẽ sớm được công bố.
Điều kiện bỏ phiếu
Tất cả thành viên Wikimedia đạt đủ các tiêu chuẩn về hoạt động, đối tác và thành viên của Tổ chức Wikimedia (nhận việc trước ngày 6 tháng 3 năm 2025), cũng như ủy viên hiện tại và trong quá khứ của Tổ chức Wikimedia có thể bỏ phiếu cho những dự thảo sửa đổi này trên SecurePoll.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đủ điều kiện bỏ phiếu nhưng SecurePoll không cho bạn bỏ phiếu, vui lòng liên hệ ca@wikimedia.org.
Biên tập viên
Bạn có thể bỏ phiếu từ bất kỳ tài khoản nào của bạn trên một wiki thuộc Wikimedia. Bạn chỉ có thể bỏ phiếu một lần, bất kể bạn có bao nhiêu tài khoản. Tài khoản đạt đủ điều kiện buộc phải:
- không bị cấm trên nhiều hơn một dự án;
- không phải là bot;
- có ít nhất 300 sửa đổi trước ngày 6 tháng 3 năm 2025 trên các wiki thuộc Wikimedia;
- và đã thực hiện ít nhất 20 chỉnh sửa trên các wiki thuộc Wikimedia trong khoảng thời gian từ ngày 6 tháng 9 năm 2024 và ngày 6 tháng 3 năm 2025.